Twitter Facebook Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

Phù trúc bọc tôm thịt chiên giòn

Phù trúc bọc tôm thịt chiên giòn là món ăn lạ miệng, rất ngon, cách làm lại đơn giản, các bạn có thể làm món này ở nhà để đổi bữa cho cả gia đình.


NGUYÊN LIỆU

- Tôm: 200 gr
- Thịt nạc vay xay: 250 gr
- Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
- Phù trúc: 3 lá to
- Bột năng: 1 thìa
- Hành khô: 1 củ
- Dầu chiên
- Dưa chuột ăn kèm
- Gia vị: Muối, tiêu, đường hoặc hạt nêm

Phù trúc bọc tôm thịt chiên giòn
Phù trúc bọc tôm thịt chiên giòn
xem thêm »
Share:

Cách làm khô bò

Khô bò là món ăn vặt được nhiều người yêu thích nhưng khá "ngại ăn" do các lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đang lúc mưa gió chẳng có việc gì làm nên Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách làm khô bò để ăn dần nhé!


NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò: 500 gr
- Sả: 3 củ
- Tỏi khô: 3 tép
- Ớt bột: 1 thìa canh
- Gia vị: Dầu hào, hạt nêm, muối, bột ngũ vị hương, dầu ăn, đường cát trắng.

Cách làm khô bò
Cách làm khô bò
xem thêm »
Share:

Tự làm bánh mì hình miếng dưa hấu

Bánh mì hình miếng dưa hấu ngon mắt, đã miệng đang là món ngon được nhiều bạn trẻ săn lùng. Vì vậy, hôm nay Bí Ngô sẽ giới thiệu đến các bạn Cách làm bánh mì hình miếng dưa hấu đang làm điên đảo cả cộng đồng thích món ăn ngon nhé


NGUYÊN LIỆU

- Bột mì: 380 gr
- Nước: 230 gr
- Nho khô: 120 gr
- Bơ: 30 gr
- Đường: 50 gr
- Men nở: 8 gr
- Trứng gà: 1 quả
- Muối
- Màu thực phẩm xanh và đỏ

Tự làm bánh mì hình miếng dưa hấu
Bánh mì hình miếng dưa hấu
xem thêm »
Share:

6 Bí quyết nấu món canh cua ngon

Mùa hè ai mà chẳng thích ăn canh cua! Nhưng nấu được bát canh cua cũng kì cạch ra phết mà không phải ai cũng biết nấu canh cua cho ngon. Trong bài viết này Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn 6 Bí quyết nấu món canh cua ngon như của mẹ.

» Định lượng gia vị trong các món bún, phở...
» 4 Chiêu bảo quản thực phẩm thừa sau Tết
» Mẹo rán nem vàng giòn

Bí quyết nấu món canh cua ngon

1. Nên chọn cua cái thay vì cua đực: Khi chọn mua cua các bạn nên chọn cua cái thay vì cua đực vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Cua ngon là cua cái to khoảng ngón chân cái. Khi làm phải lấy hết yếm đi.  Các bạn cũng không nên chọn con cua cái đang đẻ. Những con cua này cái yếm đầy, đùn ụ lên vì khi cua cái đang có con, khi nấu sẽ bị tanh. Cũng không nên chọn con cua quá non vì cua non thì khi nấu nước sẽ bị hoi.

2. Nên mua cua về nhà tự lọc, mà giã thì gạch sẽ đặc và đóng chắc hơn là xay. 

Lúc xay hoặc giã cua thì nên cho chút muối. Lúc mới đặt lên bếp nấu thì lấy đũa khuấy đều. Đến lúc chạm tay vào miệng nồi thấy ấm nóng thì dừng khuấy, chỉ đun nhỏ lửa và mở hé vung để tránh bị trào là được.

3. Khi lọc cua hãy cho thịt cua xay vào bát tô to. Sau đó lấy tay bóp kỹ rồi gạn nước chứ không lọc qua rây. Bởi vì lọc qua rây sẽ không lấy được các mảnh thịt cua. Thịt cua bao giờ cũng nhẹ hơn nên sẽ lâu chìm hơn.

4. Nêm thêm gia vị vào nước cua cho vừa với lượng nước.

5.Khi đun, nước cua phải thật sôi và muốn gạch đóng bánh thì nên sử dụng muôi có lỗ hớt riêng phần gạch ra để vào bát tô, chắt sạch nước đi, sau đó mới cho rau vào, và khi rau chín lại đổ bát gạch vào nồi, tránh để gạch bị vỡ trong quá trình đun nấu.

Nếu lười không muốn vớt canh ra thì các bạn cũng nên lựa đổ rau xuống 1 góc để tránh làm nát gạch cua. Sau đó dìm rau xuống thật nhẹ nhàng để gạch không vỡ...

6. Món riêu cua muốn đẹp mắt thì gạch cua nhất thiết phải chưng hành khô mới dậy mùi và mầu sắc đẹp mắt. Các loại quả chua thì có thể dùng khế, dọc, sấu, me...

Nếu cua nấu với rau thì phải lựa rau thật ngon. Nếu cua nấu cùng rau cải mơ đừng quên cho thêm hành hoa thái nhỏ. Còn đối với rau mùng tơi, mướp, rau đay thì chỉ nấu suông mà không cần chưng gạch, bát canh cũng mộc mạc mà ít mỡ màng hơn.

Chúc các bạn thành công với 6 Bí quyết nấu món canh cua ngon !
Share:

Thụy Sĩ mở quán cà phê phục vụ "chuyện ấy"

Một quán cà phê với dịch vụ "vui vẻ" đi kèm dự định mở cửa ở Geneva, Thụy Sĩ vào cuối năm. Khách đến quán đầu tiên sẽ gọi loại cà phê mình yêu thích, sau đó lựa chọn một cô gái theo danh sách có sẵn trong máy tính bảng.

» 7 Món ăn vặt đang sốt xình xịch
» 40 món ăn ngon Việt Nam (2)
» 40 món ăn ngon Việt Nam (1)

Thụy Sĩ mở quán cà phê phục vụ "chuyện ấy"

Quán "cà phê vui vẻ" là một kế hoạch của Facegirl, tổ chức từng thực hiện một số mô hình tương tự ở Thái Lan.

Họ sẽ ngồi tại quầy bar và thưởng thức đồ uống trong khi cô gái sẽ làm "nhiệm vụ" của mình.

"Cuộc vui" sẽ kết thúc trong khoảng 5-10 phút và khách hàng sẽ phải trả khoảng 42 Fance Thụy Sĩ (khoảng 1.000.000 vnđ) cho ly cà phê kèm dịch vụ.

Hoạt động "bán hoa" được coi là hợp pháp ở Thụy Sĩ. Nhưng dịch vụ này vẫn gây ra những ý kiến trái chiều trong dư luận.

Tổ chức an ninh kinh tế Geneva và các tổ chức chống mại dâm đang xem xét kế hoạch này.
Share:

Ăn uống trong bồn cầu hút khách tại Indonesia

Thưởng thức đồ ăn và thức uống được đựng trong những chiếc bồn cầu là một phong cách ẩm thực mới vừa xuất hiện ở Indonesia.


Một quán cà phê theo hướng Toillet Style có tên Jamban vừa được mở tại thành phố Semarang (đảo Java, Indonesia) thu hút nhiều thực khách. Điểm đặc biệt là quán phục vụ café và đồ ăn được đựng trong vật dụng có hình dáng bồn cầu.

Ăn uống trong bồn cầu
Quán đông khách và chỉ có những người đặt bàn từ trước mới có cơ hội dùng bữa. 

Thực khách đến quán sẽ ngồi trên ghế là những chiếc bồn cầu bệt. Sau đó các món ăn truyền thống của Indonesia: canh thịt bò viên Bakso hoặc một loại cocktail không cồn sáng màu sẽ được đựng trong những chiếc bồn cầu xổm sẽ được dọn lên và phục vụ thực khách.

Một khách đến ăn cho biết ban đầu những món ăn trông có vẻ không hề hấp dẫn, nhưng cô cảm thấy yên tâm phần nào sau khi được chủ quán nói rằng: "tấ cả các thực phẩm đều sạch sẽ và hợp vệ sinh".

Ăn uống trong bồn cầu
Quán café Jamban được mở ra từ tháng 4 bởi một chuyên gia về vệ sinh môi trường. 

Trước đó, một quán café với phong cách tương tự cũng được mở ra tại Đài Loan và Nga, nhưng phiên bản của Indonesia có sự khác biệt. Tại đây, nó không đơn giản chỉ là chiêu bài kinh doanh mà còn nhằm mục đích giáo dục người dân đảo quốc về vệ sinh môi trường và khuyến khích việc tăng cường sử dụng nhà vệ sinh trong cộng đồng. Hiện nay, hàng triệu người Indonesia vẫn sống dưới mức nghèo khổ và đây là một quốc gia có tỷ lệ thiếu nhà vệ sinh cao nhất trên thế giới.

Ăn uống trong bồn cầu
Canh thịt bò viên Bakso được phục vụ trong bồn cầu.

Ông Budi Laksono, chủ nhà hàng thừa nhận cách làm khác biệt của mình đã gây ra một số tranh cãi trong đất nước mà người Hồi giáo chiếm đa số. Nhiều người chỉ trích thậm chí cho rằng quán cà phê là không phù hợp và chống lại luật đạo Hồi.
Share:

Canh cua bể rau muống

Mùa hè, đi biển về, có mấy con cua, mua thì mua mà cũng chưa tính được làm gì. Cua luộc với cua hấp thì ăn ở biển cũng chán rồi, thôi thì làm canh cua bể rau muống cho cả nhà dùng ăn vậy, vừa ngọt vừa mát lại đưa cơm.

» Nem cua bể
» Gỏi ba khía Cà Mau
» Lẩu cua đồng

NGUYÊN LIỆU

- Cua bể: 2 con (khoảng 600 gr)
- Rau muống non: 1 mớ to
- Xương lợn: 300 gr
- Hành khô: 2 củ
- Hành củ 
- Dầu ăn
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, muối, mắm tôm.

Canh cua bể rau muống
Canh cua bể rau muống
xem thêm »
Share:

Truyền thuyết đậu hũ thối

Hằng năm, Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan có hàng chục ngàn vụ khiếu nại dân sự, trong đó có một phần không nhỏ vụ kiện liên quan đến đậu hũ thối.

Tại sao món ăn được coi là một trong những nét độc đáo nhất của ẩm thực Trung Hoa lại bị “kỳ thị” như vậy? Nguyên nhân chính vì đã ngửi nó một lần thì không thể nào quên. Bắt nguồn từ một truyền thuyết.

Đậu hũ thối (stinky tofu hoặc chou dofu theo cách gọi của người Trung Quốc) là một loại đậu được ủ lên men có mùi khá lạ. Là món ăn vặt phổ biến ở Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Hong Kong, Đài Loan, Indonesia và Trung Quốc, đậu hũ thối thường được bán ở chợ đêm hoặc quán lề đường, nhưng cũng có lúc được bán trong các cửa tiệm vào buổi trưa.

Truyền thuyết đậu hũ thối
Đậu hũ thối là món ăn vặt phổ biến ở Đông Á và Đông Nam Á

Đậu hũ thối có một lịch sử phát triển khá kỳ thú. Tương truyền vào đời vua Khang Hy, có một thư sinh nghèo đi thi mấy lần vẫn không đỗ đạt. Lộ phí đã cạn, anh không thể về nhà và phải ở lại kinh thành  chờ kỳ thi năm sau. Để mưu sinh, anh quyết định làm đậu hũ bán. Tuy nhiên khi mùa hạ tới, đậu hũ bị ế nhiều khiến anh vô cùng lo lắng. Anh chợt nảy ra ý định cắt nhỏ đậu hũ cho vào một cái chum và ướp muối.

Thật bất ngờ, vài ngày sau mở ra thấy đậu hũ tỏa một mùi vị khó tả, sau khi mạnh dạn nếm thử anh cảm thấy rất ngon và bắt đầu mang loại đậu hũ đặc biệt đó ra bán. Kể từ đó đậu hũ thối được lan truyền rộng rãi.

Không biết truyền thuyết trên có bao nhiêu phần đúng, song ngày nay đậu hũ thối đã trở thành món ăn gây nghiền cho rất nhiều người.

Truyền thuyết đậu hũ thối
Vị thì ngon, nhưng mùi đậu hũ thối quả là một thử thách cho người ăn

Ngay từ khoảng cách rất xa người ta đã có thể ngửi thấy mùi đậu hũ thối. Sở dĩ mang tên như vậy vì nó có mùi gần như là rác đang phân hủy hoặc… phân trẻ sơ sinh.

Một số người so sánh đậu hũ thối với fromage xanh (blue cheese) của phương Tây. Một số khác lại cho rằng nó có mùi thịt ôi. Nhưng đối với những người ghiền đậu hũ thối thì mùi hương này lại là tiêu chuẩn đánh giá mức độ ngon của món ăn: càng nặng mùi càng ngon.

Truyền thuyết đậu hũ thối
Một tên gọi, trăm cách chế biến

Ở mỗi vùng miền, quốc gia, đậu hũ thối lại có biến thể khác nhau. Chỉ nói chuyện màu sắc, tại Chiết Giang người ta chiên vàng đậu hũ thối, còn ở Hồ Nam đậu hũ thối có màu đen. Đậu hũ thối của Trường Sa và Thiệu Hưng cùng được ưa chuộng như nhau (đây cũng là món ăn hợp khẩu của chủ tịch Mao Trạch Đông lúc sinh thời), nhưng lại rất khác nhau về phương pháp chế biến cũng như hương vị.

Truyền thuyết đậu hũ thối
Một cửa tiệm đậu hũ thối tại Trung Quốc

Bí quyết của các cửa tiệm đậu hũ thối nổi tiếng nhất Trường Sa là chọn đậu nành thật tốt, làm ra thứ đậu hũ mềm, mịn tuyệt hảo, ủ với nước cốt được chế biến từ măng tre, nấm đen… trong sáu tháng, rồi vớt ra để ngoài không khí trong sáu giờ (nếu vào mùa hè) và hai ngày (nếu vào mùa đông) cho tới khi đậu hũ nổi mốc và chuyển thành màu xám.

Sau đó, người ta rửa sạch đậu hũ bằng nước tinh khiết, để khô tự nhiên và bắt đầu mang ra bán. Thứ đậu hũ “thiên hạ đệ nhất thối” này được chiên ngập trong chảo dầu và dùng kèm với nước tương (được hâm nóng) và cải bắp muối. Mùi vị khi thưởng thức khác hẳn đậu hũ thối bán tại Thiên Tân (chủ yếu được chế biến theo kiểu Nam Kinh), có mùi hương nhẹ hơn.

Tại Hong Kong, đậu hũ thối là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tương tự như bong bóng cá và philê bò. Người Hong Kong thích thưởng thức đậu hũ thối theo phong cách đường phố với cách chế biến khá đơn giản, chỉ cần chiên giòn và rưới 2-3 loại tương lên, rồi vừa đi dạo vừa ăn.

Đậu hũ thối ở đây được bán theo xiên, bỏ vào túi giấy tiện lợi, tuy nhiên các bác sĩ thường khuyến cáo không nên dùng quá nhiều vì chứa khá nhiều dầu mỡ.

Truyền thuyết đậu hũ thối
Gánh đậu hũ thối là hình ảnh dễ bắt gặp ở Hong Kong

Đậu hũ thối được ưa chuộng ở Hong Kong tới nỗi có quá nhiều người bán. Điều này dẫn đến hệ lụy là người bán thường bị khiếu nại hoặc bị phạt tiền vì tội làm… ô nhiễm không khí.

Trong khi đó tại Đài Loan, đậu hũ thối được coi là một đặc sản bình dân, có thể tìm thấy dễ dàng ở quán lề đường hoặc chợ đêm. Đậu hũ thối ở Đài Loan thường được chiên giòn (ăn kèm với các loại tương và rau cải muối chua), nướng hoặc cắt nhỏ làm nguyên liệu cho một số món ăn Tứ Xuyên. Đài Loan còn là “quê hương” của loại đậu hũ thối chay nổi tiếng, với thành phần đậu hũ ủ với nước cốt gồm lá mù tạt tươi, măng tre và hơn 10 loại thảo dược Trung Quốc.

Vẻ ngoài tầm thường, chế biến cầu kỳ!

Cách chế biến đậu hũ thối khá cầu kỳ. Thông thường, người ta làm đậu hũ từ đậu nành, rồi ủ cùng với nước cốt gồm sữa, rau (thường là rau cải) trong khoảng sáu tháng cho lên men.

Ngoài ra, nước cốt ủ đậu hũ thối có thể là mù tạt xanh, măng tre và thảo dược Trung Quốc.

Truyền thuyết đậu hũ thối
Chiên ngập trong chảo dầu là phương pháp chế biến phổ biến nhất của món đậu hũ thối

Đậu hũ thối trông bề ngoài tầm thường nhưng nguyên liệu chế biến lại là những gia vị tươi ngon nhất nên giá thành không quá rẻ. Vì thế một số gian thương đã làm đậu hũ thối giả bằng cách cho thuốc súng, hoặc các thực phẩm đã ôi thiu vào ủ đậu hũ, gây hại sức khoẻ thực khách.

Cách ăn đậu hũ thối cũng rất đa dạng, có thể ăn tươi (sống), hấp, tiềm, cắt nhỏ như đậu phụ bình thường để làm các món xào hoặc phổ biến nhất là chiên ngập trong chảo dầu. Khi đậu hũ thối vàng rộm, người ta vớt ra khỏi chảo, để cho ráo dầu và ăn kèm với tương ớt, tương đen, đậu đen xắt nhỏ, kim chi… Ngon nhất là thưởng thức đậu hũ thối với loại sốt được pha chế đặc biệt từ nước tương, giấm và dầu ớt.

Truyền thuyết đậu hũ thối
Món ăn dân dã này còn là đề tài nghiên cứu khoa học quen thuộc

Đậu hũ thối thậm chí trở thành đề tài nghiên cứu khoa học quen thuộc của các sinh viên, giảng viên chuyên ngành hóa học ở Trung Quốc.

Trường đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã tiến hành xét nghiệm một mẫu đậu hũ thối trong phòng thí nghiệm và phát hiện hơn 15 loại vi khuẩn có lợi trong thành phần của nó, tương tự các loại vi khuẩn tìm thấy trong sữa chua (yogurt). Còn các nhà nghiên cứu Hong Kong tìm được 21 loại hợp chất hóa học vô hại trong đậu hũ thối, chỉ có duy nhất một loại không tốt cho sức khỏe nhưng không đáng kể.

Share:

Chè vải Sago

Chè vải Sago là một trong những món tráng miệng cực ngon, có xuất xứ từ Malacca của Malaysia. Món chè này mang đậm bản sắc ẩm thực địa phương với sự dẻo thơm đặc trưng, ngọt béo lạ miệng, có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

» Chè long nhãn đường phèn
» Chè chuối nếp cẩm
» Chè chuối Philipine

NGUYÊN LIỆU

- Bột báng: 50 gr
- Nước: 1,2 lít
- Cốt dừa: 1 hộp
- Đường thốt nốt: 130 gr
- Muối: 5 gr
- Vải thiều: 1,5 kg
- Dứa: 1 miếng nhỏ

Chè vải Sago
Chè vải Sago
xem thêm »
Share:

Chè long nhãn đường phèn

Chè long nhãn đường phèn giòn ngọt, thơm thơm, rất thích hợp để giải nhiệt cho những ngày trời nóng.

» Chè chuối nếp cẩm
» Chè chuối Philipine

NGUYÊN LIỆU

- Bột rau câu: 20 gr
- Nước lạnh: 700 ml
- Đường phèn: 150 gr
- Nhãn khô (long nhãn): 80 gr

Chè long nhãn đường phèn
Chè long nhãn đường phèn
xem thêm »
Share:

Chè chuối nếp cẩm

Chè chuối nếp cẩm có độ sánh của nếp cẩm, vị ngọt nhẹ đặc trưng chuối, hòa quện với nước cốt dừa béo béo ngon đến không ngờ. 

NGUYÊN LIỆU

- Nếp cẩm: 100 gr
- Chuối gòn (chuối sứ): 5 quả
- Đường phèn: 70 gr
- Đường trắng: 20 gr
- Nước cốt dừa: 50 gr
- Muối: 5 gr

Chè chuối nếp cẩm
Chè chuối nếp cẩm
xem thêm »
Share:

Chè chuối Philipine

Chè chuối Philipine được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm ở Việt Nam như: chuối, mít, đường nâu... Cách làm cũng khá đơn giản, các bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, cũng không mất nhiều thời gian đâu. Quan trọng đây là món chè rất thơm ngon và hấp dẫn nhé !

» Chè khoai sọ bột báng nước dừa
» Chè mít sữa dừa

NGUYÊN LIỆU

- Chuối: 5 quả
- Đường nâu: 150 gr
- Nước: 240 gr
- Vani: 1 thìa cà phê
- Sữa đặc: 1 hộp
- Mít: 100 gr (đã bỏ vỏ, hột)
- Đá bào

Chè chuối Philipine
Chè chuối Philipine
xem thêm »
Share:

Bài được xem nhiều

Blogger Tutorials

Blogger Templates

Sample Text

Copyright © Món ngon mỗi ngày, các mon ngon ăn hàng ngày | Powered by http://monngonmoingayaz.blogspot.com